Câu hỏi: Anh thường nhận diện con người qua 12 tầng thức của người đó, vậy anh có thể nói rõ về 12 tầng thức đó như thế nào, ý nghĩa của nó ra sao và ảnh hưởng như thế nào trong cuộc sống?
Chào các bạn! Chúng mình gặp nhau đêm nay sẽ có những đề tài hết sức thú vị, cùng nhau mô tả, diễn giải những câu hỏi mà quý vị và các bạn luôn suy tư trăn trở, mà đến nay vẫn chưa tự mình tìm được câu trả lời.
Kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2012), Đài Truyền hình Việt Nam VTV9 đã xây dựng phóng sự "Apsara và người lính Việt" và phát trong chương trình Chuyện đời - Chuyện nghề sáng chủ nhật 23/12/2012.
NGƯỜI VẼ TRANH BÁC HỒ NGƯỢC TRÊN KÍNH TRẮNG VÀ SỰ KHỔ LUYỆN PHI THƯỜNG.
(Đời sống & Pháp Luật). Cho đến thời điểm này có lẽ anh vẫn là họa sỹ đầu tiên của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung có lối vẽ kỳ diệu ấy. Niềm đam mê cháy lên từ ngày còn ngồi trên ghế nhà trường cùng sự sáng tạo, khổ luyện ròng rã 10 năm trời từng được nhiều người gọi là “điên khùng” đã mở ra cho anh một con đường riêng, chỗ đứng riêng trong nghệ thuật hội họa. Đó là Đoàn Việt Tiến – họa sỹ, kỷ lục gia Việt Nam có biệt tài vẽ tranh ngược trên kính trắng bằng 10 đầu ngón tay.
Ngày 23/03/2012, Anh Đoàn Việt Tiến đã tham dự Đại Hội Đại Biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2012-2017 Hội Cựu chiến binh Xã Phú Đức, Huyện Châu Thành- Tỉnh Bến Tre.
ĐOÀN VIỆT TIẾN - MỘT CỰU CHIẾN BINH, MỘT NGHỆ SỸ, MỘT TẤM LÒNG
Tình cờ tôi có dịp gặp Đoàn Việt Tiến nơi thị tứ heo hút Tiên Thủy của miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long đúng vào ngày 30/4/2000. Từ trước đó, tôi đã nghe nhiều người ở Bến Tre nói về anh, cũng như đọc qua các bài viết trên các báo, tạp chí: Đồng khởi, Tiền phong, Thanh niên, Sài Gòn giải phóng, Tuổi trẻ, Khoa học phổ thông…rằng, có một cựu chiến binh, một thương binh, một đoàn viên thanh niên cộng sản đầy nhiệt huyết, qua 10 năm khổ luyện, đã vẽ nên chân dung bác hồ rất có thần thái. Điều đặc biệt là anh đã vẽ bằng 4 đầu ngón tay ngược trên mặt kính thủy tinh.