Đoàn Việt Tiến

Báo Pháp luật TP.HCM

Cuốn sách “Bí ẩn những nhà ngoại cảm Việt Nam” (Lê Mai Dung biên soạn) là tập hợp những câu chuyện có thực của các nhà ngoại cảm nhưng chắc chắn sẽ gây nên sự kinh ngạc cho công chúng.

Dõi theo những câu chuyện bí ẩn của các nhà ngoại cảm Việt Nam với hành trình đi tìm mộ, không ai có thể phủ nhận họ thực sự có một tấm lòng, một chữ “tâm”. Các nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, Năm Nghĩa, Đoàn Việt Tiến… đã làm mọi việc bằng lòng nhiệt tình, nhân nghĩa.

Những ngày đầu đi tìm mộ đối với Phan Thị Bích Hằng còn nhiều khó khăn vì chị chưa biết “nói chuyện” với người đã khuất mà chỉ “nhìn thấy hình dáng họ với những đặc điểm đáng nhớ. Nhưng từ khi “trò chuyện” được với người đã khuất, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã lang thang khắp các ngôi mộ để tìm cách lắng nghe thông điệp của người đi trước nói rồi chỉ dẫn cho thân nhân họ.

Cô Vũ Thị Năm Nghĩa – thường gọi là cô Năm Nghĩa – đã cùng các gia đình tìm được hàng ngàn hài cốt liệt sĩ ở khắp mọi miền đất nước, không quản ngại khó khăn. Tính kiên trì, lòng thiết tha vì nghĩa cử với các liệt sĩ cộng với khả năng kỳ diệu của cô đã giúp đem lại sự thanh thản cho không ít những gia đình trước đây chưa tìm thấy di hài người thân yêu của mình.

Nhà ngoại cảm Đỗ Bá Hiệp có thể dùng mắt trần để tìm kiếm những gì bị chôn sâu trong lòng đất, đoán định được thân xác, hài cốt nào là của thân nhân nào. Không chỉ giúp đỡ các gia đình người Việt Nam, anh sẵn sàng tìm hài cốt những người lính Mỹ đã tử thương trong  chiến tranh tại Việt Nam.

Và rất nhiều nhà ngoại cảm khác: Đoàn Việt Tiến, Nguyễn Thị Nghi, Nguyễn Thị Nguyện, Nguyễn Văn Liên… đang từng ngày tận tụy cống hiến khả năng kỳ diệu của mình cho những công việc đầy tính nhân đạo.

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể giải thích được nguồn gốc của những bí ẩn của các nhà ngoại cảm Việt Nam. Khả năng kỳ diệu đến với Phan Thị Bích Hằng sau một lần thoát chết, Nguyễn Thị Nghi “bắt được” sự thần bí sau khi kết thúc một trận ốm thập tử nhất sinh, còn với anh Đoàn Việt Tiến thì chỉ bằng cách tự rèn luyện mà nên, kiên trì nghiên cứu mà có.

Dù mỗi người có những câu chuyện bí ẩn khác nhau nhưng khả năng thần kỳ của họ đã được thực tế chứng minh từ nhiều năm nay. Đó là những điều khó tin đối với con người bình thường nói chung, nhưng lại là niềm tin vô hạn đối với người khác, với những ai tin rằng khả năng của con người là vô cùng vô tận.

 

Đoàn Việt Tiến dùng đầu ngón tay vẽ ngược chân dung Bác Hồ trên kính

Năm sau, nghe báo, đài giới thiệu biệt tài của một họa sĩ vẽ ngược chân dung Bác Hồ trên kính, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại TP.HCM cử người về xã Phú Đức mời Tiến về TP thực hiện bộ sưu tập chân dung Bác Hồ. Sau 100 ngày lao động cật lực, anh đã hoàn thành bộ sưu tập 30 ảnh bằng chất liệu màu dầu với ba khổ ảnh 50 x 70 cm, 60 x 90 cm, 80 cm x 1,2 m.

Ngày 3-2-2001 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tại TP.HCM, triển lãm ra mắt bộ sưu tập chân dung Bác do họa sĩ Đoàn Việt Tiến trao tặng đã thu hút đông đảo người xem. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhận xét: “Để thành công với phong cách mới, chất liệu vẽ mới…, không chỉ tài năng sáng tạo, người vẽ còn phải có một trái tim luôn hướng về Bác mới tạo nên thần sắc trong từng bức vẽ như vậy”.

Không ngơi nghỉ, Tiến tiếp tục vẽ 12 chân dung Bác Tôn tặng cho Bảo tàng Tôn Đức Thắng. Bức tranh vẽ ngược trên kính với khổ lớn nhất là chân dung thượng tọa Thích Quảng Đức (1,2 x 2,2 m) vẽ tại Tổ đình Quan Thế Âm (quận Phú Nhuận). Sau đó, anh quay về quê vẽ tặng cho Bảo tàng tỉnh Bến Tre 34 bức tranh về Bác Hồ với đời thường.

Chân dung Tiến chọn vẽ đa số là các bậc hiền tài, nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất. Anh vẽ tặng chân dung nhà lãnh đạo cách mạng Cuba Fidel Castro đến hai lần, ngoài ra còn chân dung Che Guevara, nữ tướng Nguyễn Thị Định.

Tranh và tấm lòng vì người nghèo

Đoàn Việt Tiến cho biết vẽ ngược trên kính có lợi thế là khi những mảng màu bám vào kính sẽ tạo ra bức tranh sắc nét, khó phai theo thời gian. Sau mỗi lần thất bại anh lại rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu. Với mười đầu ngón tay, từng ngón được phân công đảm nhận một mảng màu sáng tối khác nhau. Riêng móng tay giữ nhiệm vụ vét tỉa những đường cong hay nét nhỏ cho ảnh thêm sắc sảo.

Càng tập trung điều khiển ngón tay để vẽ, lắm lúc tay, chân và toàn thân anh tê cứng như người bị bại liệt. Năm 2003, do vẽ liên tục bằng đầu ngón tay ảnh hưởng đến tim và các dây thần kinh, Tiến phải nhập viện điều trị gần một tháng. Anh buồn ủ rũi, lo sợ hai bàn tay không còn uyển chuyển nhả màu. Nhưng vừa khỏi bệnh anh lại lao vào vẽ.

Tiếng lành đồn xa về họa sĩ Việt Nam duy nhất vẽ tranh bằng ngón tay trên kính đã xác lập kỷ lục quốc gia (năm 2005), Tiến được mời sang biểu diễn giao lưu ở nhiều nước (Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Đức, Singapore, Ba Lan). Nhận lời mời của giáo sư viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, từ năm 2007 đến nay anh đã hoàn thành 26 bức tranh trong bộ sưu tập chân dung các nhà vua Việt Nam.

Tranh của Tiến đặc biệt không bán. Anh mang biếu khắp nơi. Khi đã trở thành người nổi tiếng, sau mỗi chuyến xuất ngoại trở về, anh luôn nhận được rủng rỉnh các khoản thù lao, tặng thưởng của kiều bào và khách nước ngoài. Chỉ riêng chuyến đi Ba Lan 30 ngày anh đã nhận được tiền thưởng 20.000 USD. Có tiền, anh bắt đầu suy nghĩ làm từ thiện.

Tiến có rất nhiều mạnh thường quân là những người ngưỡng mộ tài năng của anh. Năm năm qua, chỉ riêng xã nhà Phú Đức anh đã huy động mang về 35 tấn gạo tặng người nghèo, góp trên 300 triệu đồng giúp địa phương xây dựng đền thờ liệt sĩ xã, đình làng cùng 17 ngôi nhà tình nghĩa, tình thương xây tặng cho người nghèo, người neo đơn tại Bến Tre, Tiền Giang.

Đoàn Việt Tiến tâm sự: “Càng tham gia từ thiện, cái tâm của mình càng thanh thản, phấn chấn. Tôi có cảm giác nét vẽ của mình thăng hoa hơn khi trải lòng ra vì mọi người”. Điều anh vui nhất là xây tặng mẹ ngôi nhà khang trang thay cho gian nhà trống trước dột sau để mẹ anh an hưởng tuổi già.

DƯƠNG THANH HUY
Pháp Luật TP.HCM