Thiên tài — Genius là danh từ chỉ những người có những khả năng / kỹ năng tự nhiên xuất chúng và hiếm có, đặc biệt là trong những lĩnh vực cụ thể như triết học, khoa học hoặc nghệ thuật… Thiên tài thể hiện một nhận thức vượt bậc, trên cả trí thông minh thông thường, họ có khả năng ghi nhớ siêu phàm, óc sáng tạo xuất sắc gắn liền với những thành tựu vĩ — đại và chưa — từng — thấy — bao — giờ.
Nguồn gốc của thiên tài: xét về nguồn gốc của thiên tài, ta thấy có ba trường hợp cụ thể như sau:
1. Thứ nhất là những người được rèn luyện từ nhỏ, thông qua sự giáo dục bằng những phương pháp đặc biệt. Ngày qua ngày, não bộ của họ càng phát triển và có được trí thông minh vượt trội.
2. Trường hợp thứ hai là “Thần Đồng — Child Prodigy”, những đứa trẻ ngay từ lúc còn bé đã bộc lộ những khả năng vượt trội so với người trưởng thành.

Trong chúng ta ai cũng từng nghe câu chuyện thần đồng âm nhạc Wolfgang Amadeus Mozart bắt đầu biết chơi piano từ năm 3 tuổi và sáng tác bản nhạc đầu tiên — Minute-and-Trio-K.1 khi mới 5 tuổi. Hay thần đồng hội họa Pablo Picasso bắt đầu vẽ tranh từ năm lên 9 tuổi. Trong lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những thần đồng như Nguyễn Hiền (1234–1256) đỗ trạng nguyên khi 13 tuổi, hay Nguyễn Trung Ngạn (1289–1370) đỗ Cử nhân Đại học năm 12 tuổi, năm 16 tuổi đỗ Hoàng giáp — Tiến sĩ).
3. Trường hợp thứ ba là hiện tượng trở thành thiên tài do não bộ bị “đột biến”, vì một lý do nào đó não bộ của họ bị tổn thương, có thể do sự tác động từ bên ngoài hoặc những “đột biến” từ bên trong não bộ. Trong đó đáng nhắc đến là những người mắc “Hội chứng bác học đột ngột / Sudden Savant Syndrome”.
Mùa hè năm 1860, anh chàng bán sách Eadweard Muybridge bị một tai nạn xe ngựa ở Texas khiến Muybridge bay lên không trung và đập đầu vào một tảng đá. Sau khi may mắn thoát chết và bình phục, khả năng sáng tạo của Muybridge được phát huy tối đa, ông đổi nghề trở thành một nhiếp ảnh gia và là một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất thế giới. Ngoài ra ông còn trở thành một nhà phát minh với ít nhất 10 bằng sáng chế trong 20 năm sau đó.

Thiên tài hội họa người Hà Lan Vincent Willem Van Gogh là một trường hợp kỳ lạ của hiện tượng phát tiết tài năng do sang chấn tâm lý, phần lớn các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh được sáng tác trong hai năm cuối đời, cũng là khoảng thời gian ông lâm vào cuộc khủng hoảng tinh thần trầm trọng.

Nhà nghiên cứu Đoàn Việt Tiến cũng là một minh chứng sống của trường hợp thứ ba — thiên tài do não bộ bị tổn thương và “đột biến” từ bên trong. Gần 20 năm trước, anh bị một kẻ lạ từ phía sau phang khúc gậy vào đầu khiến anh bất tỉnh nhân sự. Sau khi tỉnh lại, não bộ của anh liên tục bị những chấn động cả ngày và đêm, những sang chấn này hành hạ khiến anh Tiến ăn không ngon, ngủ không yên trong suốt mười mấy năm trời. Bên cạnh đó, từ tai nạn ngoài ý muốn này đã làm cho não bộ của anh đã liên tục phát triển, song song với hiện tượng “sang chấn tâm lý”, sự phát sáng của não bộ đã giúp anh ngộ ra những bí mật ẩn sâu bên dưới những tầng tầng lớp lớp tâm trí con người. Chính từ việc tự — nghiên — cứu — bản — thân, anh Tiến đã phát hiện ra rất nhiều những thông tin và kiến thức quý giá về triết học, khoa học, nghệ thuật… và một trong số đó chính là bí mật của các thiên tài.

Sau khi nghiên cứu sâu vào bên trong não bộ, anh Đoàn Việt Tiến phát hiện ra tiềm thức con người bao gồm 12 tầng thức. Tùy vào hoàn cảnh, sức khỏe, thể trạng… mà mỗi người có mức độ “khai mở” các tầng thức này khác nhau. Bên trong mỗi tầng thức sẽ chứa đựng vô số những thông tin di truyền được tích lũy lại từ hàng trăm, hàng ngàn đời đời ông bà, tổ tiên và di truyền lại thông qua hệ gen di truyền. Điều này có nghĩa là bên trong mỗi con người bình thường ngay từ khi mới ra đời đã có-sẵn vô sốnhững thông tin, kỹ năng, kiến thức… về vạn vật. Và việc của con người chỉ là làm sao để “khai mở” tối đa nhất não bộ của mình và khai thác các tài nguyên sẵn có từ bên trong.
Một con người nếu không khai mở được não bộ sẽ là người tầm thường hoặc tệ hơn là ngu si, đần độn. Nếu khai mở được một phần nào đó não bộ, anh ta sẽ trở nên thông minh, nhạy bén, trí tuệ. Và nếu có thể khai — thác — tối — đa — nhất — có — thể não bộ của mình, hiển nhiên anh ta sẽ trở thành thiên tài.
“Tuổi thọ của một người được tính từ lúc nhân loại xuất hiện” — Carl Jung
Một câu chuyện của Giáo sư tâm lý học Carl Jung sẽ làm sáng tỏ hơn việc này. Năm 1959, trả lời phỏng vấn của đài BBC, giáo sư Carl Jung đã kể câu chuyện về một người bệnh nhân tâm thần phân liệt ở bệnh viện nơi ông làm việc. Người bệnh nhân này đã ở khu cách ly trong viện hai mươi năm ngay từ khi còn là thanh niên, trước đó anh ta là một người giúp việc bình thường và không có học vấn. Khi gặp giáo sư Carl Jung tại viện, anh ta tỏ vẻ thích thú và muốn trò chuyện với ông, nguyên văn như sau: “Bác sĩ! Ngay lúc này! Bây giờ ngài sẽ thấy. Hãy nhìn lên mặt trời và thấy nó chuyển động như thế nào. Xem này, ngài nghiêng đầu như thế này này, rồi ngài sẽ thấy dương vật của mặt trời. Và ngài có biết cái ấy chính là nguồn gốc của gió không? Và ngài có thể thấy cách mặt trời di chuyển nếu ngài cùng nghiêng đầu từ bên này sang bên kia!”
Lúc đó, Carl Jung đã không để tâm đến những lời nói của người bệnh nhân. Như phản ứng thông thường của nhiều người trong chúng ta, ông nghĩ đó chỉ là những lời nói nhảm của một bệnh nhân tâm thần. Tuy nhiên, nhiều năm sau đó, một sự kiện đã làm thay đổi hoàn toàn quan niệm của Carl Jung về tâm trí con người. Ông tình cờ đọc được bài nghiên cứu của một sử gia người Đức tên là Albrecht Dieterich, được xuất bản sau khi sự kiện Jung gặp người bệnh nhân kia 4 năm. Trong đó có một trích đoạn bằng ngôn ngữ Hi Lạp cổ đại viết rằng: “Sau lời cầu nguyện thứ hai, các người sẽ thấy đĩa mặt trời được hé lộ, và các người sẽ thấy một các ống rũ xuống, nơi cội nguồn của những cơn gió. Và nếu các người chuyển hướng đầu của mình về phía đông, nó cũng sẽ chuyển ra phía đông, còn nếu các người chuyển hướng đầu của mình về phía tây, nó cũng sẽ chuyển ra phía tây.”
Ngay từ thời điểm đó, Carl Jung đã nhìn thấy được tầm nhìn của người bệnh nhân. Ông khẳng định những thông tin nói trên hoàn toàn chưa được tiết lộ ra công chúng cho đến khi nó được khai thác từ một cổ vật được trưng bày ở Paris tận 4 năm sau khi cuộc nói chuyện giữa ông với người bệnh nhân xảy ra. Dường như, những kiến thức không một ai biết về mặt trời từ thời cổ đại đã có-sẵn trong tâm trí người bệnh nhân nọ, vì lý do nào đó kích hoạt đã “phát sáng” trong đầu, và anh ta chỉ việc trình bày ra chứ không cần phải được truyền dạy lại từ bất kỳ ai khác.

Qua những câu chuyện kể trên, chúng ta có thể thấy việc sử dụng tối đa năng lực của não bộ chính là chìa khóa để tạo ra thiên tài. Có rất nhiều sách viết về việc phát huy khả năng của não bộ, quí độc giả có thể tự tìm hiểu. Trong bài viết sau, người viết sẽ đưa ra một số phương pháp đơn giản, dễ thực hiện dựa theo những nghiên cứu của Nhà nghiên cứu Đoàn Việt Tiến, có thể giúp bạn mở mang trí óc, nâng cao khả năng học hỏi và phát triển bản thân.
Trong chúng ta, ai ai cũng có thể trở thành thiên tài ít nhất trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, điều quan trọng chính là ý chí và khả năng rèn luyện của mỗi người. Và hãy luôn luôn tâm niệm rằng bên trong bản thân mỗi người đều có một kho tàng tinh hoa bất tận đang đợi bạn khám phá. Hãy luôn luôn tò mò, luôn luôn học hỏi để mở mang trí óc và kích hoạt những tinh hoa đó phát sáng ngay từ chính bên trong bạn.
“Ai nhìn ra bên ngoài, là mộng tưởng; Ai nhìn vào bên trong, là tỉnh thức.” — Carl Jung
Thái Võ
01 Dec 2020