Báo An Ninh Thế Giới

0
88

Hơn 3 năm trước, tôi có một thời gian khá dài sống gần Đoàn Việt Tiến. Hồi đó anh được bảo tàng QK9 mời đến sáng tác về đề tài người chiến sĩ hôm nay. Cơ quan tôi đang trong giai đoạn xây dựng trụ sở mới, nên chuyển đến ở tạm một ngôi nhà trong khuôn viên bảo tàng. Phòng làm việc của họa sĩ Tiếnở cạnh nơi làm việc của tôi. Vì thế, chúng tôi trở nên thân thiết. Sau khi chuyển công tác về TP.HCM, tôi ít liên lạc với anh. Mới đây khi biết anh trở thành nhà ngoại cảm với 12 khả năng đặc biệt đã được Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người – Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam công nhận, tôi liên lạc thì được biết anh đang ở TP.HCM. Đoàn Việt Tiến hẹn gặp ở tôi tại quán cà phê thanh tịnh trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Khi tôi đến, bên cạnh anh còn có đạo diễn phim tài liệu Đào Anh Dũng của đài Truyền hình TP.HCM và ông Nguyễn Đức Hạ, người vừa từ Hà Nội vào nhờ Đoàn Việt Tiến tìm mộ em trai. Đạo diễn Đào Anh Dũng cho biết, anh đã theo sát bước chân của Đoàn Việt Tiến suốt thời gian qua, và anh đã ghi lại hơn 100 đĩa hình về những việc làm, khả năng đặc biệt của nhà ngoại cảm. “ chuyện các nhà ngoại cảm có khả năng tìm mộ liệt sĩ và tiếp xúc người cõi âm, chúng ta đã biết khá nhiều. Nhưng với Đoàn Việt Tiến, ngoài khả năng đó ra còn có những năng lực phi phàm độc nhất vô nhị. Tôi đã ghi lại tất cả và sẽ dựng thành phim tài liệu dài tập. Thời điểm công bố phim phải chờ sự phê duyệt của các cấp lãnh đạo, song sớm nhất phải hơn một năm nữa” – đạo diễn Dũng nói.

Đoàn Việt Tiến khác rất nhiều so với hồi sống và làm việc gần tôi. Dù vóc người vẫn gầy gò, song từ đôi mắt, cô thể anh như toát ra một nguồn sinh khí mạnh mẽ khác thường. Sự kiện anh trở thành nhà ngoại cảm, sẽ là một cuốn phim tài liệu dài tập, mà ở đó chức đựng tất cả những hỉ, nộ, ái, ố…nơi lòng nhân ái, niềm đam mê được đẩy lên đỉnh điểm, và sự cơ cực của thân phận một con người bị rơi xuống đáy của nỗi bất hạnh…

Đoàn Việt Tiến, sinh năm 1961, tại xã Phú Túc, huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre, là thương binh hạng 3/4 . Khoảng một thập kỷ nay, giới họa sĩ và người hâm mộ cả nước đã biết đến anh, người có nhiều cuộc triển lãm cá nhân về Chủ Tịch HCM. Các tác phẩm của anh thể hiện về đề tài Bác Hồ đã trở thành bộ sưu tập hội họa về Người, được trưng bày lần luợt tại nhiều bảo tàng trong cả nước nhiều năm qua. Điều đặc biệt là tất cà các tác phẩm của anhđều thể hiện theo lối vẽ ngược trên kính bằng 10 đầu ngón tay- một lối vẽ lần đầu tiên xuất hiện trong giới hội họa và chưa có giáo án giảng dạy ở các trường mỹ thuật. năm 2005, Đoàn Việt Tiến xác lập kỷ lục Việt Nam về “Họa sĩ Việt Nam duy nhất vẽ tranh ngược lên kính bằng đầu ngón tay”.

Ngay từ thời còn là học sinh, cậu bé Đoàn Việt Tiến đã nổi tiếng l;à người khéo tay, vẽ giỏi. Phát hiện ra năng khiếu của đứa cháu, nhà văn Đoàn Giỏi đã tích cực kèm cặp, dạy dỗ Tiến. Năm 18 tuổi, Tiền tình nguyện ra nhập ngũ. Những năm tháng cùng đồng đội trên chiến trường biên giới Tây nam, anh vừa chiến đấu vừa ký họa. Chiến tranh kết thúc, anh trở về với thương tật hạng 3/4 và căn bệnh sốt rét kinh niên. Nhà nghèo, lại là lao động chính, mơ ước được vào giảng đường Đại học mỹ thuật của anh không thực hiện được. Anh quyết định tìm sách và dụng cụ mỹ thuật về học tập nâng cao trình độ, dưới sự hướng dẫn của nhà văn Đoàn Giỏi. Hình thức anh theo đuổi là tranh sơn dầu. Đề tài anh tâm đắc là vẽ Bác Hồ và chân dung các anh hùng dân tộc. Anh vẽ Bác Hồ nhiều đến mức trở nên thuần thục, không cần nhìn mẫu mà vẫn rất giống. Mỗi lần vẽ xong một tác phẩm, khi lồng vào khung kính, anh lại trăn trở: Tại sao mình không vẽ trực tiếp lên kính. Như vậy hình ảnh sẽ thật hơn, độ lung linh của mầu sắc sẽ chuẩn hơn. Nghĩ thế nhưng khi dùng bút vẽ lên kính, các mảng màu cứ trơn trượt, không diễn đạt tả được ý tưởng. Anh chuyển sang dùng ngón tay trực tiếp vẽ lên kính . Kết quả đạt được khá hơn, nhưng so với vẽ trên vải vẫn không có gì nổi bật. Đoàn Việt Tiến không nản, anh chuyển sang kiểu vẽ ngược. Mặc dù rất khó khăn nhưng sau nhiều năm mày mò, anh đã thành công. Ngày 19/5/1999, bức hcân dung Bác Hồ đầu tiên vẽ ngược trên kính bằng 10 đầu ngón tay của anh được hoàn thành. Tác phẩm này được anh tặng cho hội Cựu chiến binh huyện Châu Thành ( Bến Tre). Sau đó, bộ sưu tập về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ được anh hoàn thành vào đầu năm 2001. Bảo tàng Hồ Chí Minh về tận nơi chuyển toàn bộ tác phẩm của anh đem trưng bày, giới thiệu với công chúng toàn quốc.

Hành trình theo đuổi niền đam mê đã đẩy Tiến rơi vào cơn bĩ cực kéo dài. Căn bệnh sốt rét hành hạ liên miên, người gầy đen như que củi. Tiến và gia đình sống cơ cực trong túp lều tranh tồi tàn dưới một vườn cây ảm đạm. Và đỉnh điểm của tấn bi kịch là lúc người vợ của anh dứt áo ra đi theo tiếng gọi ở một phương trời xa, bỏ lại anh với người mẹ già. Nghèo đói bệnh tật, tình yêu bị phản bội… Tiến suy sụp tưởng như không thể vuợt qua. Nhiều trận ốm thập tử nhất sinh. Đêm 26.3.2003, sau một ngày vẽ miệt mài, Tiến cảm thấy mệt mỏi rã rời nên đi ngủ sớm. Vùa ngả lưng xuống giường thì toàn thân Tiến đau nhừ như thể bị hành xác. Thế rồi anh rơi vào trạng thái mê man. Quá nửa đêm, bất thần Tiến bật dậy. Anh như kẻ mộng du, lao vào vẽ. Kỳ lạ thay, đôi tay của anh cứ hành động một cách vô thức. Tay này lấy màu cho tay kia vẽ ,ào ào như một cỗ máy, mắt chẳng nhìn, đầu chẳng nghĩa, thế mà đường nét cứ đâu vào đó. Thấy lạ, Tiền liền bỏ đi nằm. Nhưng lưng chưa chạm giường thì bỗng nhiên như có một bàn tay vô hình nào đó đẩy ngược trở lại. Sức mạnh của cú đẩy khiến anh ngã dúi về phía trước. Cả chục lần đều như vậy. Rồi Tiến nhận thấy có một luồng ánh sáng lạ ập vào mình. Đầu óc Tiến quay cuồng dữ dội, mồ hôi vã như tắm. Đến sáng hôm sau, anh như một con người khác, giọng nói oang oang, đầu óc như một cái máy tính khổng lồ với hàng tỉ dữ liệu. Nhắc đến chuyện gì là hàng loạt những hình ảnh về đề tài đó hiện lên từ vô thức. Người mẹ già của anh không hiều điều gì vừa xảy ra, cứ bàng hoàng rụng rời. Bà thắp hương khấn vái tiên tổ. Kỳ lạ mỗi khi bà lầm rầm nhắc đến tên ông, bà, cụ, kị… trong lúc khấn, thì trước mắt Tiến hiện lên rõ mồn một gương mặt, dáng dấp, giọng nói, tính cách của người đó, dù khi anh sinh ra thì các bậc tiền nhân đã là người thiên cổ. Tiến mô tả lại cho mẹ nghe. Bà ôm lấy con trai “ mày là người nhà trời rồi Tiến ơi”. Để tránh sự chú ý của mọi người, bà mẹ khuyên con nên vào ở tại một ngôi chùa . Tiến xin quy y và được đặt pháp danh Thiện Thông. Vào chùa rồi, những cơn đau thể xác liên tục ập đến. Đêm nào Tiến cũng quằn quại vì đau đớn. Nhiều lần trong cơn mê, Tiến nghe tiếng nói vọng về từ cõi xa xăm nào đó rằng hãy kiên trì, chịu đựng một hời gian nữa, rồi sẽ có được năng lượng. Anh nhớ lại, đêm 26/3/2003, dù đang giữa mùa khô hạn nhưng làng quê của Tiến đã xảy ra một trận mưa dữ dội kéo dài gần 2 giờ, kèm theo gió lớn. Mưa tạnh, Tiến thấy người khỏe hẳn lên, mọi sự đau đớn thể xác tan biến.  Từ hôm đó, Tiến nhận biết bản thân mình giống như một “ cần ăng ten” thu tín hiệu khắp mọi nơi. Chỉ cần nghe giọng nói của một người qua điện thoại, dù người đó ở bất một vị trí nào, anh sẽ mô tả lại dung nhan, gương mặt, tính cách của người đó y như đã từng sống với người đó từ nhỏ đến lớn. Nhìn một người đối diện, anh có thể vẽ lại chân dung của tất cả những người thân mà người đó muốn vẽ, với độ chính xác tuyệt đối, Một trong những nguời được Đoàn Việt Tiến vẽ chân dung người thân đã khuất ( không có ảnh để thờ) gần đây nhất là bà Ngô Bích Mai, số nhà 217/B6, đường XVNT, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Bà Mai nhờ anh vẽ chân dung của người anh ruột mất năm 1957 và người mẹ nuôi mất năm 1984. Ngồi đối diện với bà Mai, Đoàn Việt Tiến bảo bà hãy hình dung về người mà bà đang muốn vẽ. Mỗi bức chân dung được anh vẽ trong khoảng 20 phút. Bà Mai nâng niu hai bức tranh, trầm trồ “ giống y chang lúc hai người còn sống”.

Đoàn Việt Tiến thu nhận thông tin bằng các tần số năng lượng. Theo anh, đề giải mã thông tin, phải dựa vào sự chuyển động của các tần số sóng. Khi đối diện với một người nào đó, hoặc chỉ cần nghe giọng nói của họ, anh nhận được tín hiệu tần số sóng di truyền của người đó. Vì vậy trong quá trình tìm mộ, Đoàn Việt Tiến không cần đi đến tận nơi, mà anh chỉ ngồi ở nhà, mở máy điện thoại chỉ dẫn cho người tìm mộ. Có khi nơi tìm mộ cách hàng ngàn cây số. Đoàn Việt Tiến giúp các gia đình tìm được hàng trăm ngôi mộ thân nhân thất lạc.

Sau buổi lai rai ở quán cà phê, đúng hẹn, 2 ngày sau tôi đến nơi ở của anh (do cơ quan nghiên cứu khoa học bố trí). Lúc này, ông Nguyễn Đức Hạ đã đến địa phận tỉnh Đồng Tháp theo chỉ dẫn của anh để tìm mộ người em trai là Nguyễn Văn Cứ, hy sinh năm 1973 tại chiến trường phía Nam. Tôi ngẫu nhiên được trực tiếp chứng kiến hành trình chỉ dẫn tìm mộ của Đoàn Việt Tiến. Theo lời anh, ông Hạ đã tìm đến khu nghĩa trang ở Đồng Tháp. Anh nói với ông Hạ, hãy tìm đến các ngôi mộ có số cuối là 6, hoặc là hàng mộ thứ 6, hoặc là ngôi mộ thứ 6 tính từ hai đầu lại. Cạnh ngôi mộ ông cần tìm sẽ có một cây xanh cao khoảng 1.2m, có nhánh rẽ. Ngôi mộ có 2 vết nứt ở phía sau. Khi các dữ liệu ấy ngoài thực địa đều trùng khớp với lời anh nói, thì hãy thắp một nén nhang cắm trước phần mộ, 15 phút sau, chuông điện thoại đổ, Đoàn Việt Tiến bật loa nổi cho tôi cùng nghe. Ông Hạ báo tin về, các dữ liệu anh Tiến đưa ra đều trùng khớp, song cái cây xanh ấy lại nằm chính giữa 2 ngôi mộ và 2 hàng mộ. . Cả 2 ngôi mộ ở 2 hàng cạnh nhau đều bị 2 vết nứt phía sau, nhưng với mức độ khác nhau. Đoàn Việt Tiến đức tay huơ 3 vòng vào không trung rồi nói với ông Hạ: “ Ông xem trước ngôi mộ nào có một vật thể rắn, hình tròn, kích thước bằng quả trứng chim thì thắp nhang ở đó”. Một lúc sau tiếng ông hạ reo lên trong máy điện thoại: “Có đây rồi, một viên bi trò chơi của trẻ em đã bị oxy hóa. Nó nằm ngay dưới vạt cỏ trước ngôi mộ bên cạnh”. Thế là mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Cứ đã được tìm thấy.

Trước khi viết đến những đòng này, tôi lại đến gặp Đoàn Việt Tiến. Trên kệ sách là bức chân dung vua Quang Trung. Anh cho biết, bức chân dung này anh vừa vẽ đêm qua. Hiện anh đang thực hiện đề tài tìm mộ và phục dựng chân dung các vị vua của đất nước qua các triều đại, bằng phương pháp cảm xạ năng lượng, vẽ theo tâm thức. Theo Đoàn Việt Tiến, con người chết từ hàng nghìn năm trước, nhưng năng lượng và sóng gene di truyền thì vẫn tồn tại mãi mãi…

TP Hồ Chí Minh đầu tháng 4-2007

Phan Tùng Sơn